Digital Marketing

Website của bạn đã hoàn thành và đang hoạt động trên Internet? Chúng tôi sẽ giúp bạn Marketing (tiếp thị) và Quảng cáo cho Website của bạn được nhiều người biết đến!

A. Sơ lược về Marketing

Marketing là gì?

Thế giới chúng ta đang sống luôn bị bủa vây bởi ma trận thông tin dày đặc. Theo như một thống kê đã cho thấy, mỗi người trong một ngày có thể tiếp cận với mạng lưới trên 10.000 quảng bá ở vô số định dạng, nền tảng.

Có không ít định nghĩa để giải thích cho khái niệm marketing là gì. Vậy marketing căn bản là gì? Marketing là ngành gì?

Cụ thể theo lời của giáo sư Philip Kotler "Marketing giống như nghệ thuật và khoa học để con người ta thỏa sức sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ sản phẩm hay rộng hơn là toàn thị trường. Và mục tiêu cuối cùng của marketing giúp chủ thể thực hiện sau đó nâng cao lợi nhuận."

Còn theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ, marketing lại được định nghĩa như sau "Marketing là cả một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng."

Dễ thấy rằng định nghĩa thế nào là marketing rất đa dạng. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách đơn giản hơn, marketing giống như cầu nối kết nối giữa người cung cấp hàng hóa dịch vụ và người có nhu cầu.

Marketing bao gồm tất cả mọi công việc giúp khách hàng biết đến, lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu. Đồng thời, duy trì sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ được tiếp thị.

Trong từ điển nói chung, marketing mang nghĩa "những hành động quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu về lợi nhuận".

Sự khác biệt giữa marketing và quảng cáo

Bạn không nên nhầm lẫn tựa khái niệm marketing là gì và quảng cáo là gì. Rất nhiều người trong quá trình tìm hiểu về marketing bị nhầm lẫn giữa quảng cáo và tiếp thị.

Trong đó marketing bao gồm tất cả khâu nghiên cứu sản phẩm, phân tích thị trường, nghiên cứu chiến lược bán hàng, chăm sóc khách hàng,.. Nói chung là toàn bộ công việc liên quan đến bán hàng, quảng bá thương hiệu.

Marketing quyết định thiết lập khâu bán hàng, phân phối sản phẩm. Công việc tiếp thị cần sử dụng đến nhiều nền tảng truyền thông kết nối giữa khách hàng và bên cung cấp hàng hóa dịch vụ, tạo dựng lòng trung thành giữa 2 bên.

Trong khi đó, quảng cáo chỉ đóng vai trò như một thành phần nhỏ trong marketing, thúc đẩy cho toàn bộ chiến tiếp thị đi đến đích nhanh hơn.

Quảng cáo muốn hiệu quả thì cần phải trả phí cho các hình thức truyền thông tăng cường nhận diện của khách hàng về sản phẩm.

Tóm lại, quảng cáo không phải là một cách thức duy nhất mà marketer có thể sử dụng để gia tăng doanh số sản phẩm.

Vì sao marketing quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp?

Marketing đóng vai trò trụ cột trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu không thực hiện marketing có nghĩa doanh số bán hàng của bạn khó mà cao bằng đối thủ.

  • Giúp khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp.
  • Mở rộng cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng khi làm marketing
  • Tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn
  • Làm marketing giúp nâng cao doanh số bán hàng
  • Tạo dựng một thương hiệu chuyên nghiệp
  • Tạo tiền đề để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn

Các loại hình marketing phổ biến hiện nay

  • Marketing truyền thống
  • Marketing mix
  • Trade marketing
  • Truyền thông marketing
  • Marketing truyền miệng
  • Viral marketing
  • Digital Marketing

B. Digital Marketing?

Xu thế phát triển của công nghệ đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu đối với đa số các doanh nghiệp. Tuy vậy, khi tìm hiểu đến những định nghĩa, khái niệm liên quan đến lĩnh vực này, có rất nhiều kết quả trả về với nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau, khiến chúng ta khó khăn để nhận biết và tiếp cận với những thông tin chính xác, phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số góc nhìn và khái niệm về Digital Marketing của những chuyên gia, học giả nổi tiếng trên thế giới về Marketing.

Định nghĩa chung

Trong từ điển, marketing mang nghĩa "những hành động quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu về lợi nhuận". Nếu thêm chữ "digital" vào trước, định nghĩa này trở thành "những hành động quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên các phương tiện số để thu về lợi nhuận".

Digital marketing gồm tập hợp hoạt động tiếp thị trong bối cảnh số. Có nghĩa mọi hoạt động từ sáng tạo nội dung đến khâu phân phối nội dung đó đều diễn ra trên nền tảng số. Người mua và người bán lúc này đều dễ dàng tương tác với nhau.

Trong digital marketing lại chia thành nhiều phương thức nhỏ nhưng mục đích cuối cùng vẫn là lan tỏa nội dung, kích thích người dùng chú ý đến sản phẩm dịch vụ. Từ đó, chuyển hóa thành đơn hàng.

Theo Philips Kotler: "Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet".

Theo Joel Reedy: "Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử".

Các công cụ truyền thông trên Internet trong Digital Marketing

  • Search Engine Optimization – SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Tối ưu hóa nội dung trên website đặt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google.
  • Search Engine Marketing – SEM (Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm): Hình thức đặt liên kết trên website đã được Index. Không như SEO, SEM đòi hỏi khách hàng phải trả phí.
  • Blog Marketing: Gồm hệ thống bài viết thương mại và kiến thức hữu ích lôi kéo người dùng truy cập website.
  • Social Media Marketing: Lan tỏa nội dung liên quan đến thương hiệu, sản phẩm dịch vụ trên hệ thống trang mạng xã hội. Môi trường social media đang là một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất hiện nay.
  • Video marketing: Các đoạn video quảng bá giờ đây không cho xuất hiện trên truyền hình mà còn trên cả nhiều trang chia sẻ video như Youtube, Tik Tok,.. Content video không đơn thuần chỉ chứa nội dung quảng cáo mà còn có tính giải trí cao.
  • Quảng cáo tương tác: Quảng cáo tương tác là các hoạt động nhắm đến người tiêu dùng qua nền tảng Internet, thu hút các lượt comment, like, share, click, xem video,… Từ đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, mục đích cuối cùng là tạo ra doanh số, đơn hàng cho doanh nghiệp.
  • Online PR: Online PR – Quan hệ công chúng trực tuyến là công cụ Digital Marketing hỗ trợ thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một lượng lớn người tiêu dùng. Điểm khác biệt so với PR truyền thống đó chính là nội dung, câu chuyện truyền thông của PR Online được truyền tải trên các kênh tiếp thị trực tuyến.
  • Viral Marketing: Viral Marketing hay Marketing lan truyền là hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông với mục đích khuyến khích một người dùng lan tỏa và chia sẻ các thông điệp Marketing mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Viral Marketing tận dụng sự nhân rộng một cách nhanh chóng, tạo ra sự bùng nổ thông điệp đến số lượng công chúng mục tiêu lớn, hướng đến đạt được mục tiêu chính về xây dựng thương hiệu hoặc bán hàng.
  • Email Marketing: Email Marketing là một công cụ Digital Marketing, trong đó doanh nghiệp sử dụng thư điện tử (Email) để đưa các thông tin bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm,… đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Email Marketing tiết kiệm chi phí, giúp xây dựng thương hiệu, lòng tin và mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, các chiến dịch Email Marketing có thể đo lường, đánh giá hiệu quả để có sự điều chỉnh một cách phù hợp.

Các công cụ truyền thông số khác trong Digital Marketing

Bên cạnh các công cụ truyền thông trên Internet, Digital Marketing còn bao gồm rộng hơn các công cụ truyền thông số như:

  • Mobile Marketing
  • Telemarketing
  • SMS & Brand Name Marketing
  • Truyền hình tương tác trực tuyến…

Một điều cần lưu ý, bạn không cần phải chạy marketing trên tất cả các phương tiện số hiện có, mà chỉ cần tập trung vào những kênh phù hợp nhất với khách hàng, với thương hiệu và với kinh phí của bạn.

Không phải kênh marketing nào cũng đem lại hiệu quả tương tự. Nó phụ thuộc vào từng lĩnh vực, từng phân khúc khách hàng khác nhau. Do đó, đôi khi bạn phải thực hiện chiến dịch, đánh giá kết quả, thay đổi kế hoạch, rồi lại phải tiếp tục đánh giá lại, đến khi thực sự tìm ra những kênh phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Ngoài internet, digital marketing có thể diễn ra ở đâu?

Nên nhớ rằng, digital marketing không phải là khái niệm mới. Nó đã tồn tại rất lâu, song song với sự hiện diện của radio và TV, và trước khi internet ra đời.

Dĩ nhiên, internet vẫn là một phần của digital (và cả social media) marketing. Tuy nhiên ngoài ra vẫn còn những kênh khác như TV, radio, hay các bảng xếp hạng. Thậm chí nếu bạn có một nhà hàng và đặt những tấm biển đèn điện giới thiệu món ăn đặc sắc hàng ngày, thì đó cũng là digital marketing.

Tuy nhiên, hiện nay khách hàng thường hay tìm kiếm, nghiên cứu và mua hàng trên mạng, do đó nhiều công ty sử dụng internet như kênh digital marketing lớn nhất. Nhìn chung, xây dựng một chiến dịch digital marketing cần có thời gian, và kết quả thường sẽ không bao giờ thể hiện ngay lập tức.

Lợi ích của việc ứng dụng Digital Marketing

Digital Marketing đã và đang được coi là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp, chiếm một phần ngân sách “không hề nhỏ”, có thể thấy, cùng với sự phát triển của thị trường và công nghệ, Digital Marketing đã mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sự hiện diện của lĩnh vực Digital Marketing không hề làm Marketing truyền thống biến mất, nó bổ trợ, khắc phục những hạn chế, tận dụng những thay đổi không ngừng của thị trường. Những ưu điểm, lợi ích vượt trội của Digital Marketing có thể kể đến như:

Tính thuận tiện

Google trong thời đại ngày nay được coi như “kim chỉ nam” cho hầu hết mọi hành động của người tiêu dùng, cùng với đó, Digital Marketing trở thành “chìa khóa” giúp doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận với khách hàng và tạo doanh thu. Một trong những lợi ích đầu tiên của Digital Marketing đó là tính thuận tiện, doanh nghiệp có thể hoạt động không cần bận tâm đến thời gian, không gian. Khách hàng có thể tìm kiếm, đặt hàng, xem đánh giá review, bàn luận về sản phẩm một cách vô cùng dễ dàng.

Chi phí khởi điểm thấp

Nếu như các công cụ Marketing truyền thống phổ biến như sự kiện, báo đài, truyền hình, thư tín,… chiếm một nguồn ngân sách lớn thì chi phí dành cho các chiến dịch Digital Marketing lại thấp hơn nhiều. Các doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai quảng cáo online mà không cần bận tâm nhiều đến ngân sách ban đầu. Đặc biệt, chính bản thân doanh nghiệp được quyền tự quyết định các hoạt động như cách thức tiếp cận, chi phí cụ thể cho từng chiến dịch, thời gian triển khai,… phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Mọi công cụ tìm kiếm và nền tảng mạng xã hội đều cho phép mọi doanh nghiệp đấu thầu linh động, nhờ đó doanh nghiệp có thể chủ động nguồn ngân sách chạy quảng cáo.

Ví dụ, doanh nghiệp chạy Google Ads có thể trả chi phí thấp hơn cho Google so với chi phí dự kiến nếu biết lựa chọn giá thầu hợp lý và quan trọng là kiểm soát, theo dõi và điều chỉnh tốt các công cụ quảng cáo. Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng có thể thu hút và tìm kiếm khách hàng từ rất nhiều kênh khác nhau như các nguồn thông tin lan truyền miễn phí, SEO (xây dựng website và tối ưu thứ hạng trên công cụ tìm kiếm), tạo gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử,…

Tiếp cận rộng, sâu và nhanh chóng hơn

Triển khai các chiến dịch Digital Marketing cho phép doanh nghiệp có khả năng kết nối và tiếp cận với khách hàng trên một phạm vi rộng lớn. Từ một chiến dịch tiếp thị, khách hàng mục tiêu có thể nhìn thấy từ bất cứ đâu trên thế giới, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, đồng nghĩa, doanh nghiệp có thể bán hàng đến bất cứ đâu, mặc dù không có cửa hàng trực tiếp ở nơi đó. Điều này đến từ ứng dụng của Big data, số lượng vô cùng lớn về dữ liệu của người dùng như âm thanh, văn bản, hình ảnh, hồ sơ khách hàng được thu thập bởi các nền tảng quảng cáo trực tuyến (Facebook, Google,…).

Thông qua mọi hoạt động, “dấu vết” mà người dùng để lại khi dùng Internet, ví dụ như Cookies, lịch sử truy cập, IP, hành vi, thiết bị sử dụng, thông tin khai báo,… doanh nghiệp có thể đưa thông tin quảng cáo của mình đến với đúng nhóm đối tượng công chúng mục tiêu đang quan tâm đến sản phẩm. Bên cạnh đó, Digital Marketing giúp các thông tin trên website, email hay các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp được truyền đi một cách nhanh chóng.

Dễ dàng kiểm soát và đo lường

Việc đo lường hiệu quả của Marketing truyền thống tương đối khó khăn, tuy nhiên, điều này được khắc phục hiệu quả ở Digital Marketing. Với các công cụ kỹ thuật số phân tích, báo cáo chỉ số, doanh nghiệp có thể kiểm soát và đo lường kết quả, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch một cách dễ dàng, chủ động. Doanh nghiệp có thể đo lường một cách tương đối chính xác mức độ quan tâm của nhóm khách hàng tiềm năng với một mẫu quảng cáo nào đó, hay biết được số lượt người tìm kiếm, truy cập website của doanh nghiệp với những từ khóa cụ thể qua công cụ tìm kiếm,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh linh hoạt các chiến dịch Digital Marketing sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu cụ thể được đặt ra. Việc đo lường hiệu quả kinh doanh, tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm đơn giản và hiệu quả hơn là ưu điểm mà Marketing truyền thống khó khăn để làm được.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Qua môi trường Internet, việc trao đổi, trò chuyện với khách hàng và doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chính vì thế, doanh nghiệp có thể tiếp thu và thu thập các ý kiến của khách hàng thông qua quá trình tương tác với họ, từ đó trở nên thấu hiểu và có sự điều chỉnh về sản phẩm, dịch vụ cũng như các hoạt động Digital Marketing sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất cho những mong muốn của khách hàng.

Lợi ích của việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mà Digital Marketing mang lại còn giúp xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu, tập trung quảng cáo trên nhiều kênh, với tần suất lớn mà chi phí không cao. Thông qua việc tương tác của khách hàng trên các kênh Digital Marketing, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá, phân loại khả năng, mức độ thân thiết của họ, hỗ trợ đưa ra các quyết định và kế hoạch Marketing sau này.

Nhắm chọn khách hàng mục tiêu

Một trong những yêu cầu tiên quyết của bất cứ chiến dịch Marketing nào đó chính là hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu chính xác, điều này quan trọng và cũng không hề dễ dàng. Đối với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể nhắm chọn những đối tượng để quảng cáo, dựa trên nền tảng dữ liệu đã có sẵn về khách hàng, hệ thống thông tin người dùng,… từ đó, doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin đến nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp.

Hệ thống dữ liệu này không chỉ do chính doanh nghiệp tự xây dựng mà phần lớn đến từ bên cung cấp thứ 3 như các “ông lớn” Facebook, Google.

Ứng dụng Digital Marketing vào Website (website marketing)

Các lợi ích khác của website trong Marketing Online:

  • Website marketing chính là quá trình tiếp thị những sản phẩm một cách nhanh nhất bám sát vào chiến lược sản phẩm của công ty trên toàn cầu. Hỗ trợ các sản phẩm của doanh nghiệp được nổi bật và được nhiều người biết đến.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu đầy đủ những đơn vị, công ty phục vụ khách hàng tạo niềm tin cho khách hàng tin tưởng sử dụng.
  • Website marketing có mức chi phí thấp hơn hẳn so với mọi loại hình dịch vụ của marketing truyền thông và đem lại hiệu quả cao hơn mong đợi.
  • Website marketing giúp cho doanh nghiệp nhận được nhiều phản hồi từ phía khách hàng. Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp bắt kịp xu hướng chung cho thị trường. Bên cạnh đó còn nắm được nhiều thông tin cho khách hàng.

Tầm quan trọng của website trong Digital Marketing

  • Website chính là nơi chứa các sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cần bán
  • Website quyết định thứ hạng của doanh nghiệp trên Internet
  • Website ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các công cụ khác

Do vậy, Chúng ta có thể kết luận website có vai trò như thế nào đối với chiến lược Digital Marketing thì chúng ta cần biết một điều rằng website chính là công cụ quan trọng để các công cụ Digital Marketing có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng và thành công hơn.

Tại sao cần phải có chiến lược Marketing cho website?

Là người chịu trách nhiệm quản lý tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), một trong những nhiệm vụ chính là giải thích cho khách hàng lý do tại sao họ cần có một chiến lược Marketing tổng thể trên website và làm thế nào để website mang lại lợi ích cho việc kinh doanh của họ.

#1 – Không còn chỉ là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và Truyền thông xã hội

Vài năm trước, khi nói về Marketing thông qua trang web, những người làm Marketing nghĩ ngay đến SEO.

Sau này, nhận thức ấy đã thay đổi khi có sự xuất hiện của các mạng xã hội. Hiện nay, việc trang web thực hiện liên kết tiếp thị kỹ thuật số với mạng xã hội và SEO đã trở nên phổ biến.

Như bạn có thể thấy từ hình bên dưới, Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) bao gồm nhiều hình thức như tiếp thị nội dung (Content Marketing), tiếp thị qua thiết bị di động (Moblie Marketing), tiếp thị qua email (Email Marketing) và các hình thức khác của tiếp thị.

Tiếp thị mạng xã hội (Social Marketing) và SEO chỉ là một phần của chiến lược Digital Marketing tổng thể.

Digital Marketing tổng thể

Một chiến lược Digital Marketing được chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tận dụng được tất cả các kênh có sẵn để quảng bá doanh nghiệp của bạn trực tuyến.

#2 – Bạn cần có chiến lược và kế hoạch rõ ràng

Nếu như không vạch ra chiến lược Marketing cho website một cách rõ ràng, bao gồm những gì bạn muốn đạt được và cách thức thực hiện nó, bạn sẽ bị mất phương hướng, như cách bạn nhắm mắt lái xe.

Bằng cách chuẩn bị chiến lược cùng với lên kế hoạch, bạn sẽ biết nên sử dụng công cụ nào, sử dụng chúng như thế nào và nên mong đợi kết quả thực tế gì từ chúng.

Bên cạnh đó, việc có kế hoạch giúp cho sự truyền đạt các mục đích kinh doanh trong nội bộ dễ dàng hơn và giúp cho tất cả các phòng ban thống nhất với chiến lược của bạn.

#3 – Tiến hành trước khi cạnh tranh xảy ra

Không sớm thì muộn, tất cả các doanh nghiệp đều bước chân vào cuộc chơi tiếp thị kỹ thuật số và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn. Để vượt lên dẫn đầu, bạn nên quảng bá trực tuyến một cách nghiêm túc hơn và cách tốt nhất để bắt đầu chính là chiến lược Marketing cho webiste.

/*****/ BEGIN_NOTI pknapi_holiday_effect_noti /*****/
Tên miền này chưa đăng ký tính năng API trang trí giao diện vào dịp LỄ - TẾT - SỰ KIỆN QUAN TRỌNG trong năm (Phiên bản: 2.0.1)!
Vui lòng liên hệ nhà phát triển web để được đăng ký miễn phí.

Source: https://api.phankimngan.com/holiday-effect/
Web Developer: Phan Kim Ngân - info.phankimngan.com
Web Design: GĐK iNET Website - giangdaikim.website
/*****/ END_NOTI pknapi_holiday_effect_noti /*****/